Tin chuyên ngành

ĐỒ DA - TỪ Ý NIỆM SƠ KHAI ĐẾN TUYỆT TÁC ĐƯƠNG ĐẠI

Ngày 09-12-2021 Lượt xem: 477

Không ngoa khi nói đồ da đang là một trong những xu hướng thời trang đắt đỏ, thể hiện sự sang trọng và giàu có cho người sở hữu. Vậy câu hỏi đặt ra là: đồ da xuất hiện như thế nào?

ĐỒ DA - TỪ Ý NIỆM SƠ KHAI ĐẾN TUYỆT TÁC ĐƯƠNG ĐẠI

 

Ý niệm đầu tiên về da 

Theo ghi chép lịch sử từ nhiều nguồn đáng tin cậy, đồ da lần đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập vào khoảng năm 1300 trước Công Nguyên. Khi ấy đồ da chỉ là những miếng da được chế tác đơn sơ dùng để giữ ấm. Không những Ai Cập mà ở các nước như Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ khi ấy cũng đã biết biến các loại da động vật thành những vật dụng sử dụng hàng ngày và trong sản xuất. 

Phải đến những năm 1200 trước Công Nguyên, người Hy Lạp đã đi được bước tiến đầu tiên trong lĩnh vực đồ da. Khi ấy, họ bắt đầu nảy ra ý niệm sử dụng đồ da may thành khăn để giữ ấm, đồng thời thiết kế những mảng nguyên da từ động vật lớn để may thành lều, làm vũ khí săn bắt. Ngay cả với các nước Châu Á, trong thời Trung Cổ, Trung Quốc đã biết đến nghệ thuật sản xuất đồ da, thậm chí người da đỏ Châu Mỹ cũng đã biết đến những kỹ thuật sản xuất đồ da đơn giản trước khi người da trắng xuất hiện trên mảnh đất này. 

Kể từ đó, việc sử dụng da được truyền miệng nhanh chóng và lan rộng ra khắp các nước La Mã. Khoảng hơn 1000 năm sau đó, đồ da mới chính thức được thịnh hành và sử dụng mạnh mẽ bởi những người phụ nữ Ai Cập. Đồ da khi ấy trở thành thước đo cho sự sang trọng và giàu có của họ. 

Phương pháp phát triển đồ da bước đầu thô sơ 

Vì những kỹ thuật chế tác đơn sơ nên các vật dụng bằng da thời kì này rất dễ bị rách, hư hỏng… Điều này đòi hỏi con người phải nhanh chóng phát triển những kỹ thuật xử lý da phức tạp hơn.

Với sức sáng tạo không ngừng, con người đã biết dùng các biện pháp như: khói, chiết xuất vỏ cây hoặc dầu mỡ để thuộc da. Ngoài ra, trong thế kỉ XIX còn có kiểu thuộc da bằng muối crome bên cạnh các hình thức thuộc da bằng chiết xuất thiên nhiên như: Tinh dầu, lá cây, hoa quả….

Vào thế kỉ VIII cùng với sự phát triển con đường giao thương giữa Châu Á và Châu Âu, sự trao đổi hàng hóa giữa các nước đã được mở rộng nên những tấm da được di chuyển khắp các quốc gia. 

Công nghệ thuộc da cũng không còn là sự độc quyền của các quốc gia châu Âu như trước đây nữa. Đến thế kỉ XIV da đã trở thành công cụ để bọc những bộ sofa, các bộ ghế và việc chế tác các loại da trong giai đoạn này có thể cho là đã đạt được những thành tựu cao.

Sự xuất hiện của đôi giày da đầu tiên trong lịch sử 

Thật ra, trước thời điểm đôi giày da này xuất hiện, con người đã chế tác da thành những công cụ thời trang đơn giản có tác dụng bảo vệ đôi chân khi đi lại, lao động và giữ ấm. 

Mãi đến năm 1790, đôi giày này mới được “sinh” ra, nhưng tại sao lịch sử vẫn ưu ái gọi đó là “đôi giày da xuất hiện đầu tiên”? Bởi lẽ, đây là sản phẩm đầu tiên được thiết kế và chế tác công phu với phần dây và phần lỗ đục, trở thành tiền đề cho kiểu giày tây sang trọng ngày nay. Nhưng phải hơn 20 năm sau, các đôi giày mới có sự phân biệt trái - phải. 

Đưa đồ da đến với đương đại hiện tại

Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm may mặc, đồ da bước đầu “lấn sâu” vào ngành công nghệ nhuộm da để phục vụ cho mục đích trang trí, thẩm mỹ.  

Đến thế kỉ XIX - thế giới đánh dấu sự phát triển của da khi bắt đầu thay đổi vỏ bọc những quả bóng chơi golf bằng da thay vì gỗ như trước đây. Đây được gọi là bước ngoặt lớn trong ngành thuộc da, quả bóng golf trở nên sang trọng và thời trang hơn, người chơi bộ môn này cũng cảm nhận được những trải nghiệm tốt hơn.

Bởi quá trình hình thành phức tạp và công phu đó, đồ da ngày nay vẫn rất được ưa chuộng và yêu thích, trở thành xu hướng thời trang đắt đỏ và sang trọng. Công nghệ sản xuất da cũng từ đó mà phát triển vượt bậc, nhất là ở những nước Châu Âu. Các nước Châu Á cũng không dậm chân tại chỗ khi đuổi kịp công nghệ tiên tiến đó, sản xuất những sản phẩm đồ da chất lượng phục vụ trong nước và xuất khẩu để giảm bớt giá thành đắt đỏ khi nhập khẩu đồ da từ Châu Âu. 

Các thương hiệu đồ da trong nước cũng dần chiếm được cảm tình của người tiêu dùng khi đặt chất lượng của hàng nhập khẩu và hàng nội địa lên bàn cân. Không những thế xu hướng thời trang của các thương hiệu trong nước cũng gây thiện cảm hơn vì phù hợp với thị hiếu của người Châu Á. 

Ngành công nghiệp đồ da sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm tới, song song đó là đa dạng hơn về mẫu mã và thiết kế. 

Gọi điện: 091.869.8668